Sốt amidan: Nguyên nhân và cách hạ sốt cho trẻ bị viêm amidan
Viêm amidan là bệnh có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn nhưng với tỉ lệ ít hơn. Viêm amidan có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm do đó việc nhận diện sốt cao do viêm amidan nói chung hay nhận diện trẻ bị viêm amidan sốt cao là vô cùng cần thiết. Hãy cùng Hapacol tìm hiểu qua bài viết này nhé
Nguyên nhân gây bệnh viêm amidan sốt cao
Theo các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng: những yếu tố có nguy cơ trở thành nguyên nhân gây nên bệnh viêm amidan sốt cao như:
- Do thời tiết: Khi thời tiết thay đổi thất thường, nóng lạnh đột ngột, hệ miễn dịch rất dễ suy yếu và là thời cơ để vi khuẩn gây sưng viêm amidan.
- Do viêm nhiễm: Sự tấn công của vi khuẩn khi thức ăn đọng lại trong khoang miệng và người bệnh không vệ sinh răng miệng hoặc vệ sinh không kỹ sau khi ăn dẫn đến viêm amidan.
- Do cấu trúc của viêm amidan: Cấu tạocủa amidan có rất nhiều khe và nhiều hốc nên rất thuận lợi để vi khuẩn sinh trưởng gây bệnh.
Hình ảnh virus gây ra viêm amidan
Ngoài ra còn có các nguyên khác như: Hút thuốc lá, uống nhiều nước đá lạnh, uống bia rượu, ăn nhiều thực phẩm cay nóng… cũng là tác nhân bị viêm amidan.
Triệu chứng viêm amidan sốt cao
Viêm amidan cấp tính
- Sốt đột ngột nhiệt độ từ 38 đến 39 độ C, đặc biệt là sốt rét run ở trẻ em. Cần đến bệnh viện ngay khi trẻ sốt cao.
- Biểu hiện mệt mỏi, đau đầu, ăn uống kém, chán ăn hoặc bỏ bú.
- Tiểu ít, nước tiểu sẫm màu, táo bón.
- Khô, rát, nóng ở trong họng, sau đó là đau họng, có thể đau nhói lên đến tai, đau tăng lên khi nuốt và ho.
- Có thể kèm theo viêm mũi, chảy mũi, thở khò khè, ngủ ngáy, nói chuyện giọng mũi.
- Soi đèn nhìn thấy Amidan sưng đỏ, đôi khi bề mặt amidan có mủ là những chấm trắng, lâu dần biến thành một lớp mủ trắng phủ trên bề mặt amidan, hơi thở có mùi.
Viêm amidan mãn tính
- Sốt nhẹ hoặc không sốt, không rét run, không ớn lạnh nhưng rất thường hay sốt vặt, sốt về chiều (cần phân biệt với bệnh lao cũng gây sốt về chiều).
- Tổng trạng gầy yếu, da xanh, sờ vào da thấy lạnh, Cảm giác nuốt vướng ở cổ họng.
- Ho khan từng cơn, kéo dài và thường ho nhiều vào buổi sáng khi mới ngủ dậy
- Rát họng thường xuyên khiến giọng nói thay đổi
- Hơi thở hôi – triệu chứng của viêm amidan mạn tính điển hình, dù có vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày thì hơi thở vẫn có mùi hôi khó chịu.
- Trẻ em thở khò khè, ngủ ngáy to, có thể gây ngưng thở khi ngủ ở trẻ nhỏ.
Viêm amidan sẽ có các triệu chứng khác nhau tùy vào từng loại viêm amidan cũng như giai đoạn bệnh của mỗi người mà. Có trẻ bị viêm amidan sốt cao, có trẻ chỉ sốt nhẹ nhưng bên cạnh đó cũng có những trẻ viêm amidan không sốt.
Xem thêm: Trẻ bị viêm amidan sốt cao có nguy hiểm không?
Cách chữa trị viêm amidan sốt cao
– Dùng thuốc
Nếu xác định nguyên nhân viêm do nhiễm vi khuẩn, người bệnh nên uống đúng và đủ liều theo chỉ định ngay cả khi các triệu chứng đã hết hẳn; nhằm tránh tình trạng nhiễm trùng trở nên trầm trọng hoặc lan sang các bộ phận khác của cơ thể.
– Dùng các bài thuốc dân gian
Để giúp giảm triệu chứng viêm amidan và nhanh hồi phục, người bệnh có thể:
- Súc miệng với nước muối
- Súc miệng bằng nước ép hành
- Gừng và mật ong: mỗi ngày, nên ngậm gừng mật ong nhiều lần cho đến khi các triệu chứng viêm hết hẳn.
Súc miệng với nước muối giúp khử trùng
– Phẫu thuật
Phẫu thuật cắt bỏ amidan là giải pháp tối ưu để điều trị dứt điểm tình trạng viêm amidan so với phương pháp dùng thuốc và dùng các bài thuốc dân gian.
Nguồn tham khảo:
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhan-dien-sot-do-viem-amidan/