Cẩm Nang | Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị sốt cao kèm phát ban ở người lớn

Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị sốt cao kèm phát ban ở người lớn

Sốt cao kèm phát ban hay sốt phát ban là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng đôi khi người lớn vẫn có thể mắc phải. Vậy dấu hiệu sốt phát ban ở người lớn là gì? Nguyên nhân và cách chữa trị như thế nào? 

Sốt phát ban là gì? 

Sốt phát ban là tình trạng thân nhiệt tăng cao, nóng sốt, mệt mỏi kèm theo đó là làn da xuất hiện nhiều vết ban có màu đỏ hoặc màu hồng. Trẻ em là đối tượng thường xuyên bị sốt phát ban do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Tuy nhiên người lớn, đặc biệt là người có sức đề kháng kém vẫn có nguy cơ mắc bệnh nếu tiếp xúc với mầm bệnh (1). 

Sốt phát ban biểu hiện đặc trưng là sốt cao kèm phát ban mau đỏ

Sốt phát ban là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra với biểu hiện đặc trưng là sốt cao và kèm theo các các nốt ban màu đỏ hoặc màu hồng trên da

Sốt phát ban ở người lớn không quá ảnh hưởng đến sức khỏe, các triệu chứng sốt phát ban sẽ giảm, sức khỏe hồi phục dần nếu người bệnh điều trị sớm, nghỉ ngơi đúng cách. Tuy nhiên, một số trường hợp, do tâm lý chủ quan, không chữa trị đầy đủ, sốt phát ban ở người lớn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. 

Xem thêm: 7 cách hạ sốt nhanh tại nhà cho người lớn an toàn và hiệu quả

Nguyên nhân gây ra sốt cao phát ban

Nguyên nhân gây sốt phát ban là do virus HHV6 (Human Herpes 6) hoặc HHV7 (Human Herpes 7). Một số virus đường hô hấp khác như sởi, rubella cũng có thể gây ra bệnh sốt phát ban. Virus gây bệnh sẽ lây truyền qua những tiếp xúc trực tiếp giữa người lành và người mang bệnh như: tiếp xúc với dịch tiết và bọt khí của người bệnh khi ho, hắt hơi hoặc khi giao tiếp; tiếp xúc với các vật dụng đồ dùng mang mầm bệnh…

Ngoài ra, sốt phát ban còn có thể do các nguyên nhân khác, bao gồm: do chấy rận (sốt phát ban cổ điển – Typhus classic),  do chuột (sốt phát ban địa phương – Typhus endemic flea-borne), do mò mạt (sốt phát ban bụi rậm – Typhus scrub). 

Đối với trẻ em thì ngoài nguyên nhân và do virus Human Herpes thì còn các nguyên nhân khác khiến trẻ bị sốt phát ban như Virus sởi,Virus rubella,…

Triệu chứng của sốt cao phát ban ở người lớn

So với trẻ em, các dấu hiệu sốt phát ban ở người lớn thường nhẹ hơn và rất dễ bị nhầm lẫn với sốt cao khi bị thủy đậu, bệnh sốt xuất huyết, sốt siêu vi hay bệnh sởi. 

Các biểu hiện sốt cao phát ban sẽ khởi phát sau 1 – 2 tuần ủ bệnh, gồm các triệu chứng như (2):

  • Sốt cao: Thân nhiệt tăng cao đột ngột trên 39 độ C kèm theo sổ mũi, viêm kết mạc, ho, đau đầu… Cơn sốt thường kéo dài từ 3 – 5 ngày. 
  • Phát ban: Da xuất hiện các nốt mẩn đỏ trên da có màu hồng nhạt hoặc đỏ, nổi cộm hoặc phẳng. Phát ban thường xuất hiện sau khi hết sốt, tập trung nhiều ở mặt, ngực, bụng, lưng, cánh tay, chân… 
  • Sưng hạch: Sưng hạch ở vùng cổ, quai hàm. 

Một số triệu chứng sốt phát ban khác:   

  • Cáu gắt. 
  • Sưng mí mắt. 
  • Biếng ăn. 
  • Tiêu chảy nhẹ. 
  • Đau họng hoặc ho nhẹ. 
  • Đau tai. 
  • Co giật do sốt cao. 
Biểu hiện sốt cao kèm phát ban ở người lớn là sốt cao đột ngột trên 39 độ C

Sốt cao đột ngột trên 39 độ C là một trong những biểu hiện sốt phát ban ở người lớn

Cách điều trị sốt cao phát ban ở người lớn hiệu quả 

Sốt cao kèm phát ban ở người lớn có thể tự điều trị tại nhà

Khi bị sốt phát ban, bạn nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và hạn chế tiếp xúc với mọi người để tránh bệnh lây lan

Sốt cao kèm phát ban ở người lớn có thể tự điều trị tại nhà sau khi đã được bác sĩ thăm khám và chỉ dẫn. Các biện pháp điều trị bệnh mà bạn có thể áp dụng gồm: 

  • Uống thuốc hạ sốt không kê đơn như Paracetamol với liều lượng 2 viên Paracetamol 500 mg trong 4-6 giờ hoặc sử dụng các loại thuốc hạ sốt khác theo đúng chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng các cách hạ sốt thông thường như chườm khăn mát lên trán, uống nhiều nước hơn, tắm bằng nước ấm… 
  • Giữ ấm cho cơ thể trong giai đoạn bị nổi ban, đảm bảo cơ thể không bị nhiễm lạnh. 
  • Hạn chế tiếp xúc với người khác hoặc đến những nơi công cộng để tránh lây lan bệnh.
  • Tăng cường nghỉ ngơi, bổ sung nhiều vitamin, rau xanh và trái cây để tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi.
  • Người bệnh nên nghỉ ngơi nhiều, ở nơi không khí thông thoáng để giảm mệt mỏi và hạn chế lây lan bệnh. 
  • Người bệnh nên mặc quần áo thoải mái, không nên mặc quần áo quá dày, trùm chăn kín mít. 

Cách chăm sóc người bị sốt phát ban 

Người bị sốt phát ban ngoài việc uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ cũng cần được chăm sóc tại nhà để đẩy nhanh quá trình hồi phục. Dưới đây là một số cách chăm sóc người bị sốt phát ban tại nhà:

  • Uống nhiều nước: Sốt cao thường khiến người bệnh mất nước, việc uống nhiều nước giúp người bệnh bổ sung lại nước và chất điện giải cho cơ thể, người bệnh cần bổ sung từ 2 đến 2,5 lít/ngày
  • Cho người bệnh ăn uống đầy đủ: Cho người bệnh ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng, uống nhiều nước trái cây để bổ sung vitamin 
  • Vệ sinh sạch sẽ: Vệ sinh sạch sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.

Sốt phát ban nên kiêng ăn gì?

Để có được chế độ ăn uống phù hợp người bệnh cần biết một số  loại thức ăn cần tránh khi bị sốt phát ban dưới đây:

  • Thực phẩm cay nóng: Các loại thực phẩm cay nóng như ớt, tiêu, tỏi, hành,… có thể gây nóng trong, khiến cơ thể khó hạ sốt, đồng thời khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, mệt mỏi hơn.
  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ như đồ ăn chiên rán, đồ ăn nướng,… có thể gây khó tiêu, đầy bụng, khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, uể oải.
  • Thực phẩm khó tiêu: Các loại thực phẩm khó tiêu như thịt bò, thịt trâu, hải sản,… có thể khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, đầy bụng, buồn nôn,…
  • Thực phẩm có tính hàn: Các loại thực phẩm có tính hàn như rau muống, dưa chuột, khổ qua,… có thể khiến cơ thể bị lạnh, khiến tình trạng sốt phát ban trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Thực phẩm có tính nóng: Các loại thực phẩm có tính nóng như thịt chó, thịt gà, rượu bia,… có thể khiến cơ thể bị nóng trong, khiến tình trạng sốt phát ban trở nên nghiêm trọng hơn.

Biến chứng sốt phát ban

Biến chứng sốt phát ban ở người lớn

Biến chứng sốt phát ban ở người lớn

Sốt phát ban ở người lớn thường có thể điều trị được mà không để lại biến chứng gì. Tuy nhiên một số trường hợp bị sốt phát ban nặng vẫn có thể bị biến chứng như nốt ban lan rộng ra nhiều vùng khác trên cơ thể, khó thở, thở gấp, thậm chí nhiều trường hợp không đáp ứng được với thuốc hạ sốt sảy ra co giật, hôn mê li bì

Đối với trẻ em đặc biệt là ở trẻ em dưới 5 tuổi. Các biến chứng thường gặp bao gồm (3):

  • Nhiễm trùng tai: Đây là biến chứng phổ biến nhất của sốt phát ban, xảy ra ở khoảng 10% trẻ em bị mắc bệnh. 
  • Viêm phổi: Viêm phổi là một biến chứng nghiêm trọng hơn của sốt phát ban, xảy ra ở khoảng 1% trẻ em bị mắc bệnh. 
  • Viêm não: Viêm não là một biến chứng hiếm gặp của sốt phát ban, có thể gây tử vong. 

Các câu hỏi thường gặp về bệnh sốt phát ban ở người lớn

Người lớn sốt cao kèm phát ban mấy ngày thì khỏi? 

Người lớn có sức đề kháng tốt hơn trẻ em nên thời gian khỏi bệnh sẽ nhanh hơn. Theo đó, thời gian tình từ khi bệnh sốt cao kèm phát ban khởi phát đến khi dứt điểm có thể kéo dài từ 3 – 5 ngày. Các triệu chứng sốt phát ban sẽ giảm từ từ và người bệnh sẽ dần hồi phục hoàn toàn nếu điều trị đúng cách.

Các dấu hiệu cho thấy bạn sắp khỏi bệnh sốt phát ban: 

  • Các dấu hiệu sốt phát ban như đau họng, mệt mỏi, sổ mũi… giảm dần. 
  • Cơ thể cảm thấy thoải mái, hết đau đầu và đau nhức toàn thân. 
  • Không còn sốt cao. 
  • Các nốt ban bắt đầu lặn dần và biến mất. 
  • Hạch ở cổ không gây đau đớn. 
  • Niêm mạc họng không còn dấu hiệu xuất huyết. 
  • Mắt hết viêm kết mạc. 

Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Các dấu hiệu sốt phát ban ở thể nhẹ thường biến mất sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu đã áp dụng các biện pháp điều trị và nghỉ ngơi tại nhà mà các biểu hiện sốt cao kèm phát ban vẫn không thuyên giảm và xuất hiện các triệu chứng thể nặng dưới đây, bạn nên đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt:

  • Sốt cao liên tục trên 40 độ C, không đáp ứng thuốc hạ sốt hay phương pháp hạ sốt thông thường.
  • Hô hấp khó khăn, thở nhanh và mạnh.
  • Lên cơn co giật, mất ý thức. 
  • Ngủ nhiều, suy nhược cơ thể, hôn mê sâu.
  • Buồn nôn. 
  • Các nốt ban không lặn mà ngày càng lan rộng.

Nhận biết các dấu hiệu sốt phát ban ở người lớn giúp bạn điều trị bệnh sớm để khỏi bệnh nhanh và ngăn ngừa các biến chứng. Vì vậy, mỗi người nên tự chủ động trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về các triệu chứng sốt phát ban và thăm khám ngay khi có các dấu hiệu bất thường để có phương pháp điều trị kịp thời.

Sốt phát ban ở người lớn cần làm gì?

Để tình trạng bệnh nằm trong tầm kiểm soát và giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục bạn cần phải lưu ý những vấn đề sau:

  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Đây là biện pháp quan trọng nhất giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi. Người bệnh nên nghỉ ngơi tại nhà, tránh lao động, vận động quá sức.
  • Uống nhiều nước: Sốt cao khiến cơ thể mất nước và điện giải, vì vậy người bệnh cần uống nhiều nước để bù lại lượng nước đã mất. Nên uống nước ấm, nước lọc, nước trái cây,…
  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng: Người bệnh cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các loại trái cây, rau xanh để tăng cường sức đề kháng. Nên ăn các loại cháo, súp, trái cây, rau xanh,…
  • Giảm ngứa: Ngứa là triệu chứng thường gặp khi bị sốt phát ban. Người bệnh có thể sử dụng kem bôi da có chứa thành phần kháng histamin để giảm ngứa.

Tại sao sốt xuất huyết không được tắm?

Vấn đề “sốt xuất huyết không được tắm”, có một số ý kiến cho rằng việc tắm có thể khiến bệnh nhân sốt xuất huyết bị nhiễm lạnh, khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, người bệnh sốt xuất huyết vẫn có thể tắm bình thường, nhưng cần lưu ý một số điều sau:

  • Chọn thời điểm tắm thích hợp: Không nên tắm khi sốt cao, nên tắm vào buổi sáng hoặc buổi tối, khi thời tiết mát mẻ. Tránh tắm vào buổi trưa nắng nóng.
  • Tắm với nước ấm: Nước tắm nên có nhiệt độ khoảng 37-38 độ C. Không nên tắm với nước lạnh.
  • Tắm nhanh chóng: Thời gian tắm nên ngắn, khoảng 5-10 phút. Không nên ngâm mình trong nước quá lâu.
  • Không chà xát mạnh da: Khi tắm, chỉ nên dùng tay xoa nhẹ nhàng lên da. Không nên chà xát mạnh, vì có thể làm tổn thương da và khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
  • Sử dụng sữa tắm dịu nhẹ: Nên sử dụng sữa tắm dịu nhẹ, không chứa chất kích ứng.
  • Lau khô người ngay sau khi tắm: Lau khô người ngay sau khi tắm để tránh bị nhiễm lạnh.

Nguồn tham khảo

(1): https://www.infectiousdiseaseadvisor.com/ddi/fever-and-rash/

(2): https://www.webmd.com/a-to-z-guides/what-is-typhus

(3): https://www.healthline.com/health/roseola#treatment

Các bài viết khác

Sốt bao nhiêu độ được gọi là sốt cao? Làm thế nào để hạ sốt nhanh và an toàn?

Mỗi khi cảm thấy cơ thể nóng hơn bình thường liệu có phải là sốt hay không? Vậy một người bị sốt...

TẤT TẦN TẬT VỀ BỆNH GIAO MÙA VÀ 3 BƯỚC TÌM MUA THUỐC GIẢM ĐAU HẠ SỐT ĐÚNG CHUẨN

Vào thời điểm giao mùa, thời tiết và độ ẩm không khí thay đổi bất thường tạo điều kiện cho virus, vi...

Bác sĩ chỉ ra sai lầm dùng thuốc giảm đau hạ sốt của người Việt

PGS.TS, Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Thị Ngọc Dinh chỉ ra nghịch lý dùng thuốc giảm đau hạ sốt của nhiều người:...

Dấu hiệu, triệu chứng Cúm A và cách điều trị Cúm A hiệu quả

Cúm A được xem là một loại cúm mùa có thể gây ra các biến chứng gây ảnh hưởng xấu đến sức...

Cúm A uống thuốc gì để nhanh hết? Lưu ý khi điều trị Cúm A

Cúm A là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng...