Cẩm Nang | Cách xử lý cơn sốt giữa dịch Covid-19

Cách xử lý cơn sốt giữa dịch Covid-19

Vnexpress.net – “Bỗng dưng sốt có nên đi khám không và khám ở đâu” là câu hỏi của rất nhiều người trong thời điểm dịch Covid-19 lan rộng. Bác sĩ Hoàng Quốc Tưởng – Giảng viên ĐH Y Dược TP HCM khuyên người dân nên bình tĩnh xử trí theo các bước sau.

Ưu tiên hạ sốt trước

Nếu sốt trên 38,5 độ C, việc cần ưu tiên hàng đầu là bình tĩnh hạ sốt đúng lúc, đúng cách để cơ thể bớt mệt mỏi, ăn uống ngon miệng hơn… giúp nâng cao miễn dịch, tỉnh táo xem xét các yếu tố tiếp theo. Ngay cả khi sốt cao khó hạ, người bệnh cũng đừng hoảng loạn mà uống hạ sốt quá liều.

Thuốc hạ sốt là dược phẩm cơ bản nên có trong mọi tủ thuốc gia đình. Do đó, bác sĩ Tưởng khuyên nên trữ sẵn thuốc hạ sốt trong nhà để tránh phải ra ngoài mua khi đang có dịch, liều đúng là 10-15mg paracetamol trên mỗi cân nặng. Người trưởng thành có thể dùng viên uống chứa 650mg paracetamol, khoảng cách giữa 2 lần uống từ 4 đến 6 giờ và không uống quá 6 viên/ ngày

Cách xử lý cơn sốt giữa dịch Covid-19

Nếu bỗng nhiên sốt, người dân cần bình tĩnh xử lý, lên lịch khám, xét nghiệm.

Đặt câu hỏi cho bản thân

Sau khi hạ sốt xong, bạn sẽ đủ tỉnh táo để xem lại lộ trình di chuyển, đặt câu hỏi nhận diện nguy cơ nhiễm Covid-19. Bạn có đang sống trong vùng dịch không? Có tiếp xúc với người nghi nhiễm Covid-19 trong 14 ngày qua hay không? Có trở về từ Trung Quốc hay quá cảnh sân bay quốc tế không?… Nếu một trong số câu trả lời là “Có” hoặc “Không rõ”, hãy đến bệnh viện làm xét nghiệm ngay, nhưng nhớ mang theo khẩu trang để tránh lây nhiễm cho cộng đồng.

Ngoài sốt, bệnh nhân nhiễm Covid-19 có thể có thêm triệu chứng ho, hắt hơi, chảy mũi, đau họng kèm theo. Bác sĩ Tưởng khuyên nên đi khám ngay, tránh chủ quan mà nhầm lẫn với chứng cảm cúm thông thường. Nếu để xuất hiện cơn khó thở, tức ngực là dấu hiệu cho thấy bệnh đang diễn tiến nặng hơn.

Lên lịch khám, nơi xét nghiệm

Bạn có thể đến khám ngay tại khoa truyền nhiễm của mọi bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, tránh đi xa gây lây nhiễm ra cộng đồng và dồn ứ quá tải lên các bệnh viện Trung ương. Nếu bệnh diễn biến nặng hoặc dương tính với Covid-19, bạn sẽ được chuyển lên bệnh viện lớn tuyến cuối theo phân tuyến điều trị của Bộ Y tế.

Lê Nguyễn 

Có thể bạn quan tâm:

6 loại thuốc cần có trong tủ thuốc gia đình

Bệnh sởi: nguyên nhân, điều trị và phòng tránh

Bệnh tay chân miệng: Dấu hiệu, Nguyên nhân và Cách điều trị

Các bài viết khác

Những dấu hiệu cảnh báo đau đầu bạn cần biết

Đau nhức đầu là một tình trạng phổ biến. Bất cứ ai cũng có thể bị đau đầu một vài lần trong...

Tất tần tật thông tin về bệnh sởi ở trẻ sơ sinh

Bệnh sởi ở trẻ sơ sinh hay trẻ em có thể diễn biến nhanh và phức tạp hơn so với người lớn...

Phân biệt cơn sốt do virus COVID-19, sốt cúm A và sốt do cảm lạnh

Suckhoedoisong.vn – Virus COVID-19, cúm A và cảm lạnh đều gây nên triệu chứng sốt. Để giúp người dân tránh nhầm lẫn...

Những thứ không thể thiếu trong ‘tủ thuốc gia đình’

Tuoitre.vn - ‘Tủ thuốc gia đình’ phòng dịch covid-19 của diễn viên Vân Trang - hotmom Trang Lou... chất đầy khẩu trang...

Cách phòng dịch “từ nhà ra phố” của các hotmom

Webtretho.com - Diễn viên Vân Trang rủ con chơi trò bác sĩ để dạy kỹ năng ứng phó với dịch bệnh. Trong...