Hapacol CS Day

Giới thiệu sản phẩm

Hapacol CS Day chứa hợp chất Paracetamol và Phenylephrin HCl giúp điều trị các triệu chứng sốt, sổ mũi, sung huyết mũi do cảm cúm, cảm lạnh.

Công thức

Paracetamol ……………………… 650 mg

Phenylephrin HCl…………………… 5 mg

Tá dược vừa đủ ……………………..1 viên

(Tinh bột biến tính, tinh bột mì, màu erythrosin lake, PVP K30, nipagin, màu Indigo carmine, sodium starch glycolate, magnesium stearate, talc, aerosil)

Dạng bào chế

Viên nén dài.

Qui cách đóng gói

Hộp 10 vỉ x 10 viên.

Hapacol CS Day, thường được nhận dạng là Hapacol màu tím, dùng điều trị các triệu chứng sốt, sổ mũi do cảm lạnh

Tính chất

Paracetamol là thuốc giảm đau – hạ sốt bằng cách tác động lên trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, làm giảm đau bằng cách nâng ngưỡng chịu đau lên.

Paracetamol hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, chuyển hóa ở gan, thải trừ qua thận.

Phenylephrine có tác dụng giống thần kinh giao cảm alpha 1, tác dụng trực tiếp lên các thụ thể alpha 1-adrenergic làm co mạch. Phenylephrine gây co mạch tại chỗ nên làm giảm sung huyết mũi và xoang do cảm lạnh.

Chỉ định

Hapacol CS Day điều trị các triệu chứng sốt, sổ mũi, sung huyết mũi do cảm cúm, cảm lạnh.

Chống chỉ định

Thuốc Hapacol CS Day chống chỉ định cho các trường hợp sau đây:

  • Quá mẫn với một trong các thành phần của thuốc.
  • Suy gan, thiếu hụt glucose – 6 – phosphate dehydrogenase.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi.

Không dùng Phenylephrine cho bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành nặng, tăng huyết áp nặng, bệnh tim mạch, cường giáp, người đang dùng hoặc đã dùng thuốc ức chế monoamine oxidase.

Thận trọng

Bạn lưu ý uống nhiều rượu có thể gây tăng độc tính của paracetamol với gan.

Người đang sử dụng các chất ức chế thụ thể beta-adrenergic cũng cần thận trọng khi dùng paracetamol.

PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ

Thận trọng khi dùng Hapacol CS Day cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

LÁI XE VÀ VẬN HÀNH MÁY MÓC

Chưa tìm thấy tài liệu chứng tỏ thuốc Hapacol CS Day ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.

Tương tác thuốc

Thuốc ức chế MAO làm tăng tác dụng toàn thân của Phenylephrine.

Thuốc chống trầm cảm ba vòng, Guanethidin, Atropin sulfat, Alcaloid nấm cựa gà dạng tiêm, Digitalis làm tăng tác dụng tăng huyết áp của Phenylephrine.

Tác dụng không mong muốn

Paracetamol hiếm khi gây tác dụng phụ nhưng đôi khi có thể gây dị ứng, ban da, nôn, buồn nôn, một vài trường hợp có thể giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu, thiếu máu. Thuốc có thể gây suy gan (do hủy tế bào gan) khi dùng liều cao, kéo dài.

Phenylephrine có thể gây nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, bồn chồn, khó ngủ, tăng huyết áp.

Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Quá liều và cách xử trí

Ngộ độc do quá liều paracetamol do uống lặp lại liều lớn paracetamol (7,5 – 10g mỗi ngày, trong 1 – 2 ngày) hoặc uống thuốc dài ngày.

Hoại tử gan phụ thuộc liều là tác dụng độc cấp tính nghiêm trọng nhất và có thể gây tử vong. Biểu hiện của quá liều paracetamol gồm buồn nôn, nôn, đau bụng, triệu chứng xanh tím da, niêm mạc và móng tay.

Điều trị quá liều gồm súc rửa dạ dày và N – acetylcystein. N – acetylcystein là thuốc giải độc hiệu quả nếu được dùng trong vòng 10 – 12 giờ sau khi uống quá liều và vẫn đem lại lợi ích nếu được điều trị trong vòng 24 giờ.

Liều gây độc do Phenylephrine có thể lớn hơn liều gây độc do paracetamol. Triệu chứng quá liều Phenylephrine gồm tăng huyết áp, nhức đầu, cơn co giật, xuất huyết não, đánh trống ngực. Để điều trị, bác sĩ sẽ cho thuốc chẹn alpha – adrenergic để điều trị tăng huyết áp.

Liều dùng và cách dùng

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 1 viên x 2 – 3 lần/ngày. Khoảng cách giữa hai lần uống thuốc từ 4 – 6 giờ và không uống quá 6 viên/ngày.

Bạn cũng có thể dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Tham khảo thêm: Thuốc hạ sốt uống cách nhau bao lâu là an toàn?

Lưu ý

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Nếu cần thêm thông tin, xin hỏi ý kiến bác sĩ.

Hạn dùng

24 tháng kể từ ngày sản xuất.

Điều kiện bảo quản

Nơi khô, nhiệt độ không quá 300C.

Tiêu chuẩn

TCCS.

Thông tin chăm sóc sức khỏe

8 nguyên nhân gây đau đầu ù tai mệt mỏi chóng mặt phổ biến

Triệu chứng đau đầu ù tai mệt mỏi chóng mặt là vấn đề sức khỏe khá phổ biến. Đây được…

Viêm bao gân cổ tay: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Viêm bao gân cổ tay hay các chứng viêm bao gân nói chung chính là do những tổn thương ở…

Đau bắp chân là bệnh gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết & điều trị

Vận động quá sức khiến cho chúng ta luôn gặp phải tình trạng đau mỏi bắp chân, gây ra nhiều…

Khi bé bị ho khan liên tục phải làm sao?

Ho là một biểu hiện rất phổ biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Đôi khi, ho có thể…

Cách dùng thuốc hạ sốt nhét hậu môn cho trẻ em hiệu quả?

Thuốc hạ sốt dạng viên đạn, hay còn gọi là thuốc hạ sốt đặt hậu môn, được chế tạo thành…

10 Cách trị ho đờm cho trẻ bằng phương pháp dân gian

Cách trị ho có đờm bằng các bài thuốc dân gian được đánh giá cao về tính an toàn, tiện…