https://hapacol.vn lần 2, lần 3, thậm chí là lần 4 sẽ nặng hơn lần trước. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh nhân có nguy cơ tử vong.
MỤC LỤC NỘI DUNG
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Virus này thuộc chi Flavivirus và có 4 chủng khác nhau, được ký hiệu lần lượt là D1, D2, D3, D4.
Bệnh chủ yếu xuất hiện ở những vùng có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, trong đó bao gồm Việt Nam. Ở nước ta, bệnh rất phổ biến và thường xảy ra nhiều nhất vào mùa mưa.
[irp posts=”28135″ name=”Sốt xuất huyết là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị”]
Tất cả các loại virus Dengue từ D1 đến D4 đều có khả năng gây bệnh. Do đó, người mắc sốt xuất huyết rồi vẫn có khả năng bị lại nhiều lần. Đáng nói thêm là các lần mắc sau bệnh sẽ nặng hơn so với lần mắc trước, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Nguyên nhân là vì nếu mắc sốt xuất huyết lần 2, thủ phạm gây bệnh thường là do một loại virus khác với loại trước đó gây ra. Khi đó, trong cơ thể người bệnh sẽ tồn tại 2 kháng thể của 2 loại khác nhau, khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn, gây phản ứng, làm tăng xuất huyết thành mạch, tăng cô đặc máu, choáng, trụy mạch,…
Trải qua nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học cho rằng mỗi người có thể bị sốt xuất huyết tối đa 4 lần trong đời, tương ứng với 4 loại virus Dengue khác nhau.
Giải thích thêm về điều này, các nhà khoa học cho biết, người bị nhiễm một loại virus sẽ tạo miễn dịch trọn đời với loại đó nhưng không có miễn dịch chéo với các loại còn lại. Vì vậy, nếu một người từng mắc bệnh thì không chỉ có thể bị sốt xuất huyết lần 2 mà còn có khả năng tái phát lần 3, thậm chí là lần 4. Tuy nhiên, trường hợp tái phát lần 4 rất hiếm khi xảy ra.
[irp posts=”28024″ name=”Sốt xuất huyết Dengue là gì? 7 điều có thể bạn chưa biết”]
Bệnh nhân thường gặp các triệu chứng sốt cao đột ngột 39 – 40°C, kéo dài 2 – 7 ngày và khó hạ sốt; đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu; đau cơ xương khớp; đau hốc mắt; buồn nôn, nôn; nổi mẩn, phát ban.
Ngoài các triệu chứng trên, người bệnh còn gặp một hoặc nhiều dấu hiệu như: xuất huyết – chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam hoặc chảy máu chân răng, máu trong nước tiểu, phân hoặc chất nôn; đau bụng; chân tay lạnh; người vật vã, hốt hoảng; khó thở hoặc thở nhanh; da lạnh và ẩm;…
Xem thêm: Sốc sốt xuất huyết: Nên làm gì khi bệnh trở nặng?
Thông thường, sốt xuất huyết lần đầu có thể được điều trị khỏi tại nhà. Tuy nhiên, sốt xuất huyết lần 2 nguy hiểm hơn nên bệnh nhân tuyệt đối không được chủ quan mà cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần đặc biệt chú ý một số điều sau:
[irp posts=”28351″ name=”Làm gì khi bị sốt xuất huyết? Người bệnh nên ăn và kiêng gì?”]
Cách phòng bệnh tốt nhất là tiêu diệt trung gian truyền bệnh (lăng quăng, muỗi vằn) bằng cách vệ sinh môi trường sống, phát quang bụi rậm quanh nhà, đậy các vật dụng chứa nước như chum, vại,…
Ngoài ra, bạn cũng cần phòng chống muỗi đốt bằng cách:
Có thể bạn quan tâm:
Muỗi gây sốt xuất huyết và muỗi thường phân biệt như thế nào?
Nguồn tham khảo:
https://vtv.vn/suc-khoe/gia-tang-benh-nhan-tai-mac-sot-xuat-huyet-lan-2-lan-3-20190908002519843.htm
https://www.hindustantimes.com/delhi/dengue-can-strike-multiple-times-infections-get-deadlier/story-9sMgriWyksgj6vW0eWYReN.html