Mặc dù được xem là căn bệnh phổ biến, nhưng liệu sốt xuất huyết có nguy hiểm không cùng các biến chứng của nó là những thông tin mà nhiều người vẫn chưa nắm bắt. Theo đó, bệnh sốt xuất huyết có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
MỤC LỤC NỘI DUNG
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện nay bệnh sốt xuất huyết được chia làm ba mức độ: Sốt Dengue (DF), sốt xuất huyết Dengue (DHF) và sốc sốt xuất huyết Dengue (DSS)
Sốt Dengue (DF) là một bệnh sốt siêu vi cấp tính thường gặp đau đầu, đau xương hoặc khớp và cơ bắp, phát ban và giảm bạch cầu. Bệnh này thường xảy ra ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới.
Sốt Dengue có thể gây sốt cao, phát ban và đau cơ và khớp. Một dạng nghiêm trọng của bệnh sốt Dengue được gọi là sốt xuất huyết Dengue, có thể gây chảy máu nghiêm trọng, giảm huyết áp đột ngột (sốc) và tử vong.
Sốt xuất huyết Dengue (DHF) còn được gọi là sốt xuất huyết nặng. Sốt xuất huyết Dengue lần đầu tiên được ghi nhận vào những năm 1950 trong các cơn đại dịch sốt xuất huyết tại 2 quốc gia này. Nó có các đặc điểm tương tự như sốt xuất huyết nhưng những triệu chứng đi kèm lại nặng hơn rất nhiều. Bệnh thường xảy ra nếu một người đã mắc bệnh sốt xuất huyết nhiều hơn một lần.
Những triệu chứng của sốt xuất huyết Dengue:
Bệnh có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm có thể gây chết người do rò rỉ huyết tương, tích tụ chất lỏng, suy hô hấp, chảy máu nghiêm trọng hoặc suy giảm nội tạng nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh sốt xuất huyết điển hình gây tử vong dưới 1% các trường hợp. Song, sốt xuất huyết Dengue gây tử vong trong 2,5% trường hợp. Nếu bệnh sốt xuất huyết Dengue không được điều trị, tỷ lệ tử vong (tử vong) có thể lên tới 20% -50%.
Nhìn chung, tình trạng bệnh này bao gồm các triệu chứng lâm sàng của sốt xuất huyết Dengue, nhưng diễn tiến mạnh hơn. Bệnh nhân sẽ gặp những dấu hiệu sau:
Hội chứng sốc Dengue (thể nặng) là một biến chứng nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết. Đây cũng là bệnh có nguy cơ tử vong cao nhất trong 3 loại. Có thể nói, diễn tiến của bệnh cực kỳ nhanh chóng. Nếu không có phác đồ điều trị thích hợp, tính mạng của bệnh nhân có thể bị đe doạ.
Các triệu chứng của hội chứng sốc sốt xuất huyết:
Bệnh sốt xuất huyết nghiêm trọng có nguy cơ tổn thương phổi, gan hoặc tim. Huyết áp có thể giảm xuống mức nguy hiểm, gây sốc và trong một số trường hợp có thể dẫn đến tử vong.
Những bệnh nhân có các dấu hiệu cảnh báo (đặc biệt là hôn mê và nôn dai dẳng) và những người có số lượng tiểu cầu thấp có nguy cơ rất cao mắc bệnh sốt xuất huyết rất nặng, suy nội tạng hoặc thậm chí tử vong. Có thể nói, sốt xuất huyết là căn bệnh nguy hiểm. Chính vì vậy, khi gặp các triệu chứng của sốt xuất huyết, người bệnh nên chủ động thăm khám để được điều trị kịp thời.
Theo thống kê của Bộ Y tế Việt Nam, trên cả nước có khoảng 500 – 1000 ca mắc bệnh sốt xuất huyết trong mỗi tuần. Nếu không được điều trị kịp thời, hoặc nhiễm một chủng bệnh khác, bệnh nhân sẽ rất dễ gặp phải những biến chứng sốt xuất huyết có nguy cơ tử vong hoặc tàn tật vĩnh viễn.
Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh thường có các dấu hiệu chảy máu ở các khu vực như mũi, chân răng. Virus Dengue làm tăng tính thấm mao quản, thoát huyết tương và cô đặc máu. Đến một ngưỡng nhất định, bệnh nhân sẽ bị sốc và đẩy máu ra ngoài. Trầm trọng hơn, người bệnh có thể bị xuất huyết nội tạng như nôn ra máu, đi tiểu ra máu, ho ra máu, ra máu âm đạo bất thường, rong kinh…
Mắt của người bệnh rất dễ bị tổn thương trong giai đoạn sốt xuất huyết. Cụ thể, bệnh nhân bị xuất huyết võng mạc, làm cho mạch máu của võng mạc bị tổn hại, thị lực giảm sút. Đồng thời, bệnh nhân cũng sẽ gặp tình trạng xuất huyết trong dịch kính mắt. Đây là loại dịch trong nhãn cầu hỗ trợ con người nhìn rõ mọi thứ. Như vậy, nếu không được cấp cứu kịp thời khi bệnh, người bệnh hoàn toàn có nguy cơ bị mù.
Khi tim không đủ sức bơm máu, cùng với dịch huyết tương bị xuất huyết sẽ khiến màng tim bị tràn dịch, gây ứ đọng. Ngoài ra, thận còn phải làm việc hết công suất để bài tiết huyết tương qua nước tiểu. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến suy thận cấp.
Viêm đường hô hấp, hay còn gọi là tràn dịch màng phổi là một trong những biến chứng nguy hiểm khi bệnh nhân bị sốt xuất huyết không được cấp cứu kịp thời. Khi này, huyết tương trong cơ thể bị tràn ra, xâm nhập vào đường hô hấp, gây viêm phổi hoặc phù phổi cấp. Tình trạng này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.
Dịch huyết tương có thể ứ đọng trong màng não qua các thành mạch, gây phù não và các hội chứng về thần kinh, dẫn đến hôn mê.
Khi bị xuất huyết, huyết áp giảm đột ngột, người bệnh chắc chắn sẽ cảm thấy khó khăn trong việc di chuyển hằng ngày. Đồng thời, bệnh nhân còn cảm thấy đau đầu dữ dội. Nếu tình trạng đau đầu này kéo dài, người bệnh có thể bị xuất huyết não.
Phụ nữ mang thai bị sốt xuất huyết là một trong những đối tượng cần đặc biệt quan tâm. Trong những ngày đầu của giai đoạn sốt, thân nhiệt bà bầu sẽ tăng cao, nhịp tim thai đập nhanh hơn. Điều này ảnh hưởng không tốt cho thai nhi.
Bên cạnh đó, bà bầu còn có nguy cơ giảm tiểu cầu dẫn đến hiện tượng sốt xuất huyết chảy máu. Nếu bị sốt xuất huyết trong những tháng đầu của thai kỳ, bà bầu rất dễ bị sảy thai.
Các bác sĩ cho biết hầu hết các ca sốt xuất huyết có thể được điều trị tốt tại các khoa ngoại trú của bệnh viện. Chỉ những trường hợp nặng nhất mới cần nhập viện. Tổ chức Y tế Thế giới hoặc WHO đã đưa ra lời khuyên về các triệu chứng ở bệnh nhân nên nhập viện như sau:
Khi có những dấu hiệu trên, người bệnh nên chú ý nhập viện ngay lập tức để bảo vệ an toàn cho tính mạng. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sốt xuất huyết sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm hơn, thậm chí tử vong.
Có thể thấy, sốt xuất huyết là một căn bệnh nguy hiểm mà chúng ta không nên chủ quan. Chính vì vậy, phòng bệnh sốt xuất huyết là điều cực kỳ cần thiết. Bạn hoàn toàn có thể chủ động ngăn ngừa căn bệnh này ngay tại nhà cho bản thân và gia đình.
Bảo vệ bản thân không bị muỗi đốt là yếu tố tiên quyết hàng đầu trong việc phòng bệnh sốt xuất huyết. Hãy ngăn chặn muỗi sinh sản trong và ngoài nhà của bạn. Ngoài ra, bạn không nên đến gần các khu vực có muỗi hay có ổ dịch sốt xuất huyết.
Tuy nhiên, nếu bạn đang sống trong khu vực là cụm bệnh sốt xuất huyết, hoặc nơi bạn ở có nhiều muỗi, hãy lưu ý những lời khuyên sau:
Bôi thuốc lên vùng da với lượng vừa đủ. Không nên thoa kem dưới quần áo. Đặc biệt, bạn không được sử dụng kem chống muỗi trên các vết thương hở hoặc da bị kích ứng. Không thoa gần mắt hoặc miệng, và thoa ít xung quanh tai. Khi sử dụng bình xịt, tuyệt đối không xịt trực tiếp lên mặt. Xịt lên tay trước rồi thoa lên mặt.
Để sản phẩm tránh xa tầm tay trẻ em. Khi sử dụng cho trẻ em, hãy bôi lên tay của bạn trước rồi mới bôi cho trẻ. Tránh thoa lên tay trẻ em. Không sử dụng thuốc chống côn trùng cho trẻ sơ sinh dưới hai tháng tuổi.
Như vậy, cơ thể của bạn sẽ được bảo vệ không bị muỗi chích. Bạn vẫn có thể thoa kem chống muỗi trước khi mặc đồ ngủ.
Duy trì thói quen dùng mùng (hoặc màn) khi ngủ kể cả ban ngày. Nếu bạn sử dụng điều hòa, nên giữ cho không gian phòng ngủ kín, thông thoáng và thường xuyên diệt muỗi bằng thuốc xịt hoặc vợt điện.
Các đọng nước, khu vực tối cũng như không gian kém vệ sinh sẽ là ổ sinh sản lý tưởng cho muỗi. Do đó, để ngăn chặn tình trạng này, bạn có thể bảo vệ môi trường sống của bản thân bằng những cách sau:
Sốt xuất huyết có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu của sốt xuất huyết, hãy chủ động liên hệ đến cơ sở y tế để được chăm sóc tốt nhất.