Trị ê buốt răng sau sinh luôn là điều được nhiều người làm mẹ quan tâm. Cơn đau răng có thể không mạnh mẽ nhưng lại là dấu hiệu mà cơ thể lên tiếng. Ở bài viết này, mời bạn cùng Hapacol tìm hiểu những phương pháp nhằm khắc phục tình trạng đau nhức răng mà vẫn an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và con.
MỤC LỤC NỘI DUNG
Cơ thể người phụ nữ khi làm mẹ trở nên vô cùng nhạy cảm và có nhiều thay đổi. Khi mang thai, bạn có thể bị thiếu hụt các yếu tố vi lượng, đặc biệt là canxi – chất cấu thành nên men răng. Khi đó, răng dễ bị đau nhức, bạn cũng sẽ cảm nhận được răng yếu đi hơn trước.
Bên cạnh đó, một số tình trạng bệnh lý về răng cũng khiến các bà mẹ khổ sở, chẳng hạn như viêm chân răng, viêm lợi (nướu), viêm nha chu… nếu không duy trì thói quen chăm sóc răng miệng kỹ càng và đúng cách. Thậm chí mọc răng khôn cũng là một nguyên nhân gây đau nhức khó chịu và có thể hành sốt nhẹ.
Tình trạng đau răng sau sinh khiến các bà mẹ giảm cảm giác ngon miệng, giảm khả năng ăn nhai, phải hạn chế nhiều loại thực phẩm hay thức uống. Những hệ quả này dẫn đến việc thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết trong sữa mẹ, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Đau răng do bệnh lý khiến hơi thở có thể có mùi khó chịu, người mẹ dễ cảm thấy căng thẳng, tâm trạng không tốt, giảm chất lượng cuộc sống nếu không tìm được nguyên nhân nhằm điều trị ê buốt răng sau sinh thật triệt để.
Xem thêm: Giải pháp trị đau răng cho các mẹ bầu
Có nhiều biện pháp để điều trị ê buốt, trị đau răng sau sinh. Tuy nhiên, bạn cần nhận biết được nguyên nhân gây ra tình trạng này. Một số thói quen chăm sóc răng miệng từ trước khi mang thai có thể để lại hậu quả ở thời điểm sau sinh. Nếu liên quan đến bệnh lý về răng, bạn không nên tự chữa trị mà hãy sắp xếp thời gian đến các phòng khám nha khoa. Mọi can thiệp điều trị trong khoảng thời gian sau sinh và cho con bú bằng sữa mẹ ít nhiều đều có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Nếu chế độ ăn uống là nguyên nhân khiến bạn bị ê buốt răng, bạn cần xem xét lại thực đơn mỗi ngày của mình để biết đau răng nên ăn gì và hạn chế ăn những gì? Bạn nên cân bằng tình trạng thiếu hoặc thừa canxi bằng cách bổ sung các loại thực phẩm tốt cho răng và giàu canxi như phô mai, sữa, các loại rau lá xanh sẫm, ngũ cốc… Bên cạnh đó, vitamin C cũng giúp răng chắc khỏe, tăng sức bền thành mạch máu, ngăn ngừa chảy máu chân răng. Các mẹ có thể ăn các món ăn từ ớt chuông, cải xanh, súp lơ… cũng như các loại trái cây giàu vitamin C như ổi, dâu tây, đu đủ… Hạn chế ăn thức ăn quá nóng, quá lạnh, quá rắn hoặc quá chua.
Bạn cần luôn chú ý đến vấn đề chăm sóc răng miệng mỗi ngày ngay cả khi không mang thai. Có thể thời gian chăm bé sau sinh khiến các bà mẹ luôn trong tình trạng thiếu ngủ, chải răng qua loa hoặc thậm chí bỏ qua thói quen này.
Bạn nên cố gắng duy trì chải răng đủ, đúng cách, kết hợp súc miệng bằng nước muối sinh lý, sử dụng chỉ nha khoa để ngăn mảng bám tích tụ. Bạn cũng có thể lựa chọn loại kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm cũng như bàn chải mềm để tránh tổn thương men răng hay nướu.
Mẹ sau sinh cũng có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản và dễ thực hiện tại nhà như dùng tỏi chà lên vị trí răng ê buốt, nhai hoặc súc miệng từ lá trà xanh… Ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng túi chườm lạnh để xoa dịu cơn đau, giảm sưng.
Nếu đã thực hiện những biện pháp trên nhưng vẫn không thể trị ê buốt răng sau sinh thật triệt để, bạn cần đến các phòng khám nha khoa để kiểm tra chính xác. Nha sĩ sẽ xác định nguyên nhân để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Bạn đừng quên thông báo cho nha sĩ việc đang cho con bú bằng sữa mẹ. Nếu bạn đang mọc răng khôn và hành sốt, dùng thuốc paracetamol (Hapacol) có thể giúp giảm các cơn đau khó chịu để nhanh chóng quay trở lại với nhịp sống thường nhật.
Trên đây là những gợi ý để các bà mẹ có thể tìm được cách trị ê buốt răng sau sinh phù hợp với tình trạng của mình. Đừng xem thường bất kỳ dấu hiệu nào từ cơ thể kể cả một cơn đau răng. Nhất là trong giai đoạn nhạy cảm như cho con bú, khi mà sức khỏe của mẹ vẫn còn ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ.
Xem thêm: