Sởi và rubella tuy cùng là bệnh gây ra do virus, mang tính chất truyền nhiễm và người bệnh đều bị phát ban trên da, nhưng chúng không hoàn toàn giống nhau.
Khi nhắc đến bệnh sởi, chúng ta thường nghĩ đến trẻ em, còn nhắc đến rubella thì các bà mẹ mang thai sẽ lưu ý nhiều hơn. Tuy nhiên trên thực tế, bạn có thể sẽ bối rối khi không biết trường hợp nào là sởi hay rubella. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn nắm được cách để phân biệt sởi và rubella cũng như những biện pháp phòng ngừa 2 loại bệnh này.
Mặc dù cùng là bệnh lây truyền qua đường hô hấp và tồn tại nhiều tính chất có nét giống nhau, 2 loại bệnh này vẫn mang các đặc điểm khác nhau. Để phân biệt sởi và rubella, có thể tóm tắt như sau:
Rubella là một bệnh nhiễm trùng nhẹ so với sởi. Đây cũng là loại bệnh hình thành miễn dịch sau khi mắc và khỏi bệnh. Một số phụ nữ nhiễm virus này có thể diễn tiến thành biến chứng như viêm khớp ở ngón tay, cổ tay và đầu gối, thường kéo dài khoảng một tháng. Trong một số ít trường hợp, bệnh còn có thể gây nhiễm trùng tai (viêm tai giữa) hoặc viêm não.
Đặc biệt, nếu nhiễm virus rubella khi đang mang thai thì ảnh hưởng của bệnh đến thai nhi có thể vô cùng nghiêm trọng. Thậm chí có một số trường hợp ghi nhận thai nhi chết lưu do mẹ nhiễm rubella. Ngoài ra, nếu mẹ bị rubella trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ, trẻ sinh ra có đến 80% sẽ mắc hội chứng rubella bẩm sinh. Hội chứng này có thể gây ra những tình trạng sức khỏe hiểm nghèo như:
Nguy cơ rubella ảnh hưởng cao nhất đối với thai nhi là trong 3 tháng đầu nhưng nhìn chung, virus này cực kỳ nguy hiểm cho phụ nữ mang thai cho dù là ở tam cá nguyệt thứ mấy.
Hiện nay, tiêm chủng là phương pháp phòng bệnh an toàn và hiệu quả, do cả sởi và rubella đều chưa có thuốc đặc trị. Vắc-xin thường được tiêm dưới dạng kết hợp 3 bệnh sởi – quai bị – rubella. Các bác sĩ khuyên rằng trẻ em nên tiêm vắc-xin 3 bệnh này từ 12 đến 15 tháng tuổi chinh lại cho thống nhất 15 thang hay 18 thang và tiêm nhắc từ 4 đến 6 tuổi trước khi bắt đầu nhập học. Bên cạnh đó, phụ nữ cần đặc biệt quan tâm và tiêm vắc-xin ngừa rubella ít nhất là 3 tháng nếu có dự định mang thai.
Thông thường trẻ em sẽ miễn nhiễm rubella trong 6 – 8 tháng sau khi sinh. Tuy nhiên trong trường hợp cần tiêm vắc-xin rubella sớm (vì có dịch bùng phát hoặc trẻ cần đi đến 1 quốc gia khác đang có dịch chẳng hạn) thì tối thiểu là 6 tháng tuổi trẻ mới được tiêm kiem tra lai thong tin. Sau đó trẻ vẫn cần tiếp tục tiêm nhắc bình thường khi đến độ tuổi được khuyến nghị.
Trong trường hợp đã nhiễm virus, hãy tránh tiếp xúc với người khác cho đến khi khỏi bệnh. Đặc biệt, không được ở gần hoặc tiếp xúc với thai phụ. Hiện nay vẫn chưa có cách rút ngắn quá trình phát bệnh và tự miễn nhiễm. Nếu mắc rubella hay sởi và cảm thấy khó chịu vì thân nhiệt tăng cao, bạn có thể sử dụng thuốc hạ sốt giảm đau thông thường như paracetamol (Hapacol). Cần lưu ý liều lượng nếu dùng cho trẻ: 10-15mg/kg cân nặng/lần, khoảng cách giữa 2 lần uống từ 4 – 6 giờ.
Tuy rubella còn được gọi là sởi Đức nhưng virus rubella và virus sởi thuộc những chủng khác nhau. Dù cả 2 bệnh đều có thể lây từ người này sang người khác qua ho và hắt hơi, có thể dẫn đến sốt và phát ban da sau khi bị nhiễm trùng nhưng vẫn tồn tại điểm khác biệt. Sau khi đúc kết các thông tin trên, hy vọng bạn đã đủ cơ sở để tự phân biệt sởi và rubella để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và cho cả người thân.
Nguồn tham khảo:
Difference Between Measles and Rubella. https://byjus.com/biology/difference-between-measles-and-rubella/
What Does Rubeola (Measles) Look Like?. https://www.healthline.com/health/rubeola-measles-pictures
Measles, rubella and CRS: disease description, epidemiology and diagnosis. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK143257/