Cẩm Nang | Những dấu hiệu cảnh báo đau đầu bạn cần biết

Những dấu hiệu cảnh báo đau đầu bạn cần biết

Đau nhức đầu là một tình trạng phổ biến. Bất cứ ai cũng có thể bị đau đầu một vài lần trong đời. Thông thường, cơn đau đầu sẽ tự hết mà không cần điều trị y tế. Tuy nhiên, các phương pháp phát hiện dấu hiệu đau đầu có thể giúp bạn bớt khó chịu và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Ngoài ra, theo Hapacol, bạn cũng nên đến gặp bác sĩ nếu có bất kì dấu hiệu đau đầu được đề cập qua bài viết đây.

Cảm giác đầu căng cứng và co thắt (đau đầu căng cơ)

Loại đau đầu nguyên phát phổ biến nhất là đau đầu căng cơ do căng thẳng. Khi mắc tình trạng này, bạn có thể cảm thấy co thắt ở hai bên đầu.

Đau đầu căng cơ thường do căng thẳng trong cuộc sống hoặc công việc

Làm việc điều độ, khoa học bảo vệ và giữ gìn sức khỏe của bản thân

Đau đầu căng cơ do căng thẳng có thể liên quan đến căng thẳng hoặc cơ xương khớp. Để điều trị tình trạng này, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn, như paracetamol (Hapacol), ibuprofen.

Đau đầu kèm buồn nôn, nôn hoặc nhạy cảm với ánh sáng

Một dấu hiệu đau đầu đáng chú ý khác là buồn nôn, nôn hoặc nhạy cảm với ánh sáng. Đây có thể là triệu chứng của đau nửa đầu. Cơn đau nửa đầu có thể khiến bạn bị đau nhói ở một bên đầu. Mặc dù tình trạng này không đe dọa tính mạng, nhưng nó có thể ảnh nghiêm trọng đến sức khỏe. 

Nếu bắt gặp dấu hiệu đau đầu này, bạn nên đến gặp bác sĩ để được xác định nguyên nhân. Đau nửa đầu thường ảnh hưởng ở những người từ 30 – 40 tuổi, đặc biệt là phụ nữ. 

Thông thường, bác sĩ sẽ kê toa thuốc để điều trị đau nửa đầu. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê toa, như paracetamol (Hapacol) hoặc ibuprofen.

Xem thêm: 

Cách chữa đau đầu chóng mặt buồn nôn tại nhà, cực hữu hiệu

Đau đầu khiến bạn thức giấc

Khi bị đau đầu từng cụm, bạn có thể thức giấc trong lúc ngủ bởi một cơn đau đầu bất chợt. Giống như đau nửa đầu, đau đầu từng cụm thường xảy ra ở một bên đầu.

Nghỉ ngơi đầy đủ hợp lý sẽ hạn chế tình trạng đau đầu căng cơ

Kê gối với độ cao thích hợp vì một giấc ngủ ngon và sâu

Trong thời gian diễn ra cơn đau, bạn có thể đau khá dữ dội, khiến bạn không thể ngủ được. Đôi khi, cơn đau tập trung quanh một hoặc hai mắt.

Tình trạng này không nguy hiểm, nhưng có thể khiến cơ thể suy nhược. Do đó, bạn cần sớm gặp bác sĩ để được xác định nguyên nhân chính xác.

Ngoài ra, một số tình trạng sức khỏe có thể khiến bạn thức giấc do đau đầu như tăng huyết áp, ngưng thở khi ngủ và khối u não. Trầm cảm và cai caffeine cũng có thể gây đau đầu từng cụm.

Thực tế, một số biện pháp tại nhà có thể khắc phục tình trạng này, như bổ sung magie hoặc dùng thuốc giảm đau không kê đơn (paracetamol).

Đau đầu kèm sốt hoặc cứng cổ

Nếu bạn có dấu hiệu đau đầu kết hợp với sốt hoặc cứng cổ, bạn có thể mắc bệnh viêm não hoặc viêm màng não. Nếu nghiêm trọng, hai tình trạng này có thể gây tử vong.

Các vấn đề sức khỏe, như hệ miễn dịch tổn thương, đái tháo đường và thuốc ức chế hệ miễn dịch có thể khiến bạn dễ mắc các bệnh nhiễm trùng này. 

Nếu có dấu hiệu đau đầu này, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời bằng liệu pháp kháng sinh tiêm tĩnh mạch.

Đau đầu “sét đánh”

Đau đầu “sét đánh” là một cơn đau đầu cực kỳ nghiêm trọng và xảy ra nhanh chóng. Nó đôi khi được gọi là đau đầu cấp tính đơn độc vì phát triển trong 60 giây hoặc ít hơn và gây ra cơn đau dữ dội.

Đi khám bệnh khi bị đau đầu dữ dội

Tìm kiếm sự tư vấn và điều trị của bác sĩ ngay lập tức khi bị đau đầu dữ dội

Tình trạng xuất huyết trong não do vỡ phình động mạch, đột quỵ hoặc chấn thương khác có thể gây đau đầu “sét đánh”. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng gây ra loại đau đầu này như viêm màng não, viêm não, khối u và tăng huyết áp.

Đau đầu “sét đánh” có thể xảy ra ở bất cứ đâu trên đầu và kéo dài đến cổ hoặc thậm chí các khu vực của lưng dưới. Cơn đau dữ dội có thể kéo dài trong 1 giờ hoặc hơn, có thể đi kèm với chóng mặt, buồn nôn hoặc mất ý thức.

Việc điều trị loại đau đầu này sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân. Điều quan trọng là bạn phải gặp bác sĩ ngay lập tức nếu bị đau đầu cực kỳ nghiêm trọng trong 1 phút hoặc ít hơn và cơn đau không giảm bớt.

Xem thêm: 7 cách chữa đau nửa đầu hiệu quả ngay lập tức

Đau đầu sau một chấn thương đầu

Bất kỳ chấn thương đầu gây đau đầu nào cũng cần phải được điều trị nhanh chóng vì có thể liên quan đến tình trạng chấn động não.

[irp posts=”28763″ name=”10 nguyên nhân gây đau đầu mà ít người biết đến”]

Đau đầu kèm theo vấn đề thị lực

Chứng đau nửa đầu ở mắt có thể tạm thời gây mù hoặc khiến bạn nhìn thấy hình ảnh nhấp nháy trước mắt. Những triệu chứng này đôi khi cũng sẽ đi kèm với chứng đau nửa đầu điển hình.

Nếu chứng đau nửa đầu hoặc đau đầu thường xuyên đi kèm với những rối loạn thị giác này, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay. Các triệu chứng này có thể là co thắt ở võng mạc gây ra. Do đó, những người bị chứng đau nửa đầu có thể dễ bị mất thị lực lâu dài.

Chứng đau nửa đầu có dấu hiệu thoáng qua cũng có thể gây ra các điểm đen hoặc hình ảnh “trôi nổi” trước mắt. Tuy nhiên, trong trường hợp đó, các triệu chứng sẽ xảy ra ở cả hai mắt.

Cơn đau đầu mới hoặc bất thường

Bên cạnh các dấu hiệu đau đầu được liệt kê ở trên, bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ nếu có bất kì cơn đau đầu mới nào. Đặc biệt, bạn nên chú ý đến những cơn đau đầu:

  • Xuất hiện lần đầu sau 50 tuổi
  • Thay đổi đột ngột về tần suất, vị trí hoặc mức độ nghiêm trọng
  • Trở nên tồi tệ hơn theo thời gian
  • Đi kèm với thay đổi tính cách
  • Gây suy nhược cơ thể
  • Ảnh hưởng đến tầm nhìn hoặc lời nói

Ngoài ra, phụ nữ đang trải qua thời kỳ mãn kinh có thể có những cơn đau đầu mới hoặc trải qua chứng đau nửa đầu mà trước đây họ chưa từng mắc.

Xem thêm: Đau Nửa Đầu Bên Trái Có Nguy Hiểm Không? Điều Trị Thế Nào?


Nguồn tham khảo:

Headache Warning Signs

https://www.healthline.com/health/headache-warning-signs

Headache: When to worry, what to do

https://www.health.harvard.edu/pain/headache-when-to-worry-what-to-do

7 Signs Your Headache Isn’t Normal

https://www.prevention.com/health/a20430385/7-signs-your-headache-isnt-normal/

Các bài viết khác

Bà bầu bị sốt siêu vi nguy hiểm như thế nào?

Các chuyên gia luôn đánh giá cao mức độ nguy hiểm của tình trạng bà bầu bị sốt siêu vi. Nếu không...

Sâu răng hàm ở trẻ: Điều trị sớm kẻo hối tiếc

Trẻ em là đối tượng rất dễ bị sâu răng do chúng thường thích ăn đồ ngọt nhưng lại không biết cách...

Tất tần tật thông tin về bệnh sởi ở trẻ sơ sinh

Bệnh sởi ở trẻ sơ sinh hay trẻ em có thể diễn biến nhanh và phức tạp hơn so với người lớn...

Cách xử lý cơn sốt giữa dịch Covid-19

Vnexpress.net - "Bỗng dưng sốt có nên đi khám không và khám ở đâu" là câu hỏi của rất nhiều người trong...

Phân biệt cơn sốt do virus COVID-19, sốt cúm A và sốt do cảm lạnh

Suckhoedoisong.vn – Virus COVID-19, cúm A và cảm lạnh đều gây nên triệu chứng sốt. Để giúp người dân tránh nhầm lẫn...